Bệnh trĩ ngoại và phương pháp điều trị

Bệnh trĩ ngoại và phương pháp điều trị

Bệnh trĩ ngoại và phương pháp điều trị. Đây có lẽ là điều mà mọi người quan tâm nhất. Hãy cùng thongtinbenh.vn giải đáp

Giới thiệu về bệnh trĩ ngoại – Bệnh trĩ ngoại và phương pháp điều trị

Trĩ ngoại là bệnh lành tính nhưng có thể gây biến chứng nghiêm trọng và ảnh hưởng xấu đến đường tiêu hóa nếu không được can thiệp kịp thời, đúng cách. Việc điều trị bệnh trĩ ngoại sẽ trở nên khó khăn, tốn kém nếu phát hiện muộn, hoặc chủ quan không đến bệnh viện sớm. Người bệnh thường gặp biến chứng sau khi bôi thuốc gây lở loét, nhiễm trùng và hẹp hậu môn.

Trĩ ngoại là loại trĩ xuất phát từ tĩnh mạch trĩ phía dưới đường lược, có thể đi kèm với trĩ nội tạo thành trĩ hỗn hợp. Những búi trĩ này có thể gây đau và chảy máu do tắc mạch và ngứa.
Trĩ ngoại được chia thành trĩ ngoại (1, 2, 3 búi trĩ) hay còn gọi là trĩ vòng hậu môn.
Nguyên nhân gây bệnh trĩ ngoại
Nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh trĩ là do rặn nhiều lần khi đi tiêu, ngồi lâu (đặc biệt ở những người làm công việc IT, văn phòng, lái xe đường dài). Điều này thường gây ra bởi táo bón nặng hoặc tiêu chảy. Rặn khi đi đại tiện làm cản trở lưu lượng máu, dẫn đến tích tụ máu, làm giãn các mạch máu ở vùng hậu môn, từ đó dẫn đến bệnh trĩ.
Nguyên nhân khác:
– Nâng vật nặng
– Chế độ ăn ít chất xơ
– Hay ăn đồ cay nóng
– Béo phì
– Thai kỳ
– Chế độ ăn thiếu rau xanh và chất xơ
Triệu chứng và biểu hiện
Dấu hiệu trĩ ngoại nhẹ:
– Đi ngoài ra máu đỏ tươi.
– Có cảm giác căng và tức ở hậu môn.
– Đau rát hậu môn xuất hiện nhiều trong, sau khi đi đại tiện hoặc đau rát hậu môn âm ỉ cả ngày, nhất là khi ngồi.
– Ngứa xung quanh hậu môn hoặc ở vùng trực tràng.
– Khi đi cầu có thể thấy búi trĩ lòi ra bên ngoài hậu môn.
Dấu hiệu trĩ ngoại nặng:
– Búi trĩ có màu đỏ, chứa nhiều mạch máu.
– Búi trĩ phình to và thường có màu xanh tím.
– Hậu môn lộ mô trông giống như thịt thừa.
– Hậu môn luôn nóng rát.
– Trĩ huyết khối gây đau và rất dễ vỡ khi cọ xát.
Bệnh trĩ ngoại và phương pháp điều trị
Bệnh trĩ ngoại và phương pháp điều trị

Các phương pháp chẩn đoán bệnh trĩ ngoại 

Xét nghiệm

Nhiều biểu hiện của bệnh trĩ ngoại còn có thể do những bệnh lý khác như ung thư hậu môn, nứt hậu môn, ung thư đại trực tràng và viêm ruột (IBD), áp xe quanh hậu môn, mụn thịt… Bác sĩ cần thăm khám kỹ lưỡng mới có thể chẩn đoán chính xác và chẩn đoán bệnh.

Bác sĩ của bạn có thể dùng nhiều xét nghiệm để xác định sự hiện diện của bệnh trĩ ngoại, chẳng hạn như:

– Nội soi ruột kết

– Nội soi trực tràng

– Nội sigmoidoscopy

Chẩn đoán lâm sàng

Bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh trĩ ngoại bằng mắt thường, dùng tay sờ vào hậu môn. Nếu hậu môn xuất hiện những khối phồng lớn màu đỏ sẫm và bên trong chứa cục máu đông với nhiều mạch máu chồng lên nhau và được bao phủ bởi lớp da. Hậu môn ngứa, rát và đau khi đi đại tiện hoặc đứng, ngồi lâu. Có thể có máu ở trong phân… bác sĩ có thể kết luận đây là bệnh trĩ ngoại.

Bệnh trĩ ngoại và phương pháp điều trị

Phương pháp nội khoa

– Sử dụng thuốc bôi hoặc thuốc cải thiện lưu thông, chẳng hạn như hydrocortison hoặc kem có chứa nước cây phỉ, để giảm ngứa, rát.

– Ngâm hậu môn trong nước ấm ngày 2 đến 3 lần, mỗi lần 10-15 phút.

– Làm sạch hậu môn sau khi đi tiêu thường xuyên bằng cách lau nhẹ bằng khăn ướt hoặc dùng miếng bông.

– Dùng nước muối ưu trương để làm đá viên – chườm trĩ ngoại tắc mạch

– Bổ sung thực phẩm giàu collagen – cá hồi, cá ngừ và rong biển…

– Thuốc tăng sức bền thành mạch có thể giúp cải thiện bệnh trĩ ngoại nhưng hiệu quả không rõ rệt như bệnh trĩ nội.

Phương pháp ngoại khoa

– Thắt trĩ bằng vòng cao su:

Hiệu quả đối với trĩ nội nhỏ và sa ra ngoài khi đại tiện (trĩ độ I, II). Một dải cao su nhỏ được đặt ở gốc búi trĩ, ngăn máu chảy vào búi trĩ và cắt đứt búi trĩ. Búi trĩ và dây chun sẽ tự rụng và sa ra ngoài sau vài ngày. Vết thương thường sẽ lành sau 1 đến 2 tuần. Thủ thuật này đôi khi gây khó chịu cho bệnh nhân, hoặc chảy máu ít, và thường phải thực hiện nhiều lần mới đạt kết quả tốt.

– Tiêm xơ búi trĩ:

Có thể dùng cho trĩ chảy máu và thường không lòi ra ngoài khi đại tiện (trĩ nội độ I). Phương pháp này thường không gây đau và làm cho búi trĩ cứng lại.

– Mổ trĩ bằng máy cắt nối: Kỹ thuật mổ này dùng máy cắt nối chuyên dụng, cắt và nối niêm mạc hậu môn trực tràng, giúp búi trĩ được kéo lên hậu môn và tự teo dần, không thể cắt trĩ ngoại được. Phương pháp Longo thường đau hơn so với thắt dây cao su hoặc liệu pháp xơ hóa nhưng ít đau hơn nhiều so với phẫu thuật cắt trĩ cổ điển.

– Cắt trĩ – phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ:

Là phương pháp có thể loại bỏ hoàn toàn cả trĩ nội và trĩ ngoại.

Biện pháp phòng ngừa và lối sống lành mạnh 

– Có chế độ ăn nhiều chất xơ và rau xanh.

– Uống đủ nước mỗi ngày.

– Tránh ngồi lâu khi đi vệ sinh và tránh rặn khi đi đại tiện.

– Tránh thức ăn cay, nóng.

– Tránh uống bia, rượu.

– Tránh vận động, tập thể dục nặng gây áp lực lên vùng hậu môn và trực tràng.

– Tránh ngồi quá lâu và nên đứng dậy đi lại sau mỗi 30 phút.

– Tập thể dục ít nhất là 30 phút mỗi ngày để kích thích nhu động ruột.

– Không mặc quần chật gây cọ xát ở vùng hậu môn.

– Bà bầu cần đặc biệt chú ý đến ăn uống và sinh hoạt.

– Tránh tiêu chảy hoặc bị táo bón kéo dài.

– Bạn nên thăm khám sức khỏe định kỳ, nhất là khi nghi ngờ có vấn đề về vùng hậu môn.

– Bổ sung thực phẩm giàu collagen – cá hồi, cá ngừ, rong biển…

Tham khảo thêm tại https://nhathuocaz.com.vn hoặc https://nhathuochapu.vn https://thongtinbenh.vn

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *