Sử dụng máy tạo nhịp phá rung điều trị suy tim giai đoạn 3: Những điều cần biết

Trong điều trị suy tim giai đoạn 3, bên cạnh biện pháp dùng thuốc và điều chỉnh lối sống, các bác sĩ sẽ cân nhắc đến hướng dùng thiết bị hỗ trợ. Một trong số đó là máy tạo nhịp phá rung (Implantable Cardioverter Defibrillator – ICD).

1. Cấy máy tạo nhịp phá rung ở giai đoạn B

Ở giai đoạn B, bệnh nhân có bệnh tim thực tổn nhưng chưa có triệu chứng cơ năng suy tim. Bác sĩ sẽ xem xét biện pháp cấy máy tạo nhịp phá rung (ICD) cho người bệnh khi thỏa mãn tất cả các điều kiện sau:

Bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ có phân suất tống máu EF ≤ 30%;Ít nhất 40 ngày sau nhồi máu cơ tim cấp;Phân độ suy tim theo chức năng ở cấp I khi điều trị nội khoa tối ưu;Có tiên lượng sống trên 1 năm.

Nếu đáp ứng đầy đủ những chỉ tiêu trên, chỉ định điều trị suy tim giai đoạn B bằng máy tạo nhịp phá rung được xem là hợp lý. Trong trường hợp bệnh nhân không có bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ, nhưng vẫn đạt được 3 tiêu chí còn lại, thủ thuật cấy ICD này cần phải xem xét cẩn thận. Bởi vì kết quả điều trị thường không chắc chắn hoặc chưa được chứng minh, mặc dù xu hướng có lợi cho người bệnh vẫn chiếm ưu thế hơn.

su-dung-may-tao-nhip-pha-rung-dieu-tri-suy-tim-giai-doan-3-nhung-dieu-can-biet-1

Bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ

2. Điều trị bệnh suy tim giai đoạn 3

Điều trị bằng các thiết bị là một trong những phương pháp được thực hiện khi tiền sử hoặc hiện tại người bệnh có triệu chứng cơ năng của suy tim (Giai đoạn C), bao gồm:

Tái đồng bộ cơ tim (CRT);Tạo nhịp 2 buồng thất

Thiết bị hỗ trợ thất;

Cấy máy tạo nhịp phá rung (ICD).

Trong đó, thủ thuật cấy ICD được xem là nên được thực hiện song cũng cần tuân thủ các khuyến cáo dùng dụng cụ khi điều trị bệnh suy tim giai đoạn 3 như sau:

2.1. Nhóm I – Mức chứng cứ A

Đã có đủ chứng cứ từ nhiều nghiên cứu lâm sàng ngẫu nhiên chứng minh thủ thuật cấy máy tạo nhịp phá rung sẽ mang lại hiệu quả cho người bệnh. Cụ thể, ICD giúp phòng ngừa tiên phát đột tử ở bệnh nhân có:

Phân suất tống máu EF ≤ 35%;40 ngày sau nhồi máu cơ tim và Phân độ suy tim theo chức năng II – III;Tiên lượng sống > 1 năm.

2.2. Nhóm I – Mức chứng cứ B

Một số ít nghiên cứu lâm sàng cho rằng điều trị bằng ICD sẽ có ích trong phòng ngừa tiên phát đột tử ở người bệnh thuộc trường hợp sau đây:

Phân suất tống máu EF ≤ 30%;40 ngày sau nhồi máu cơ tim;Phân độ suy tim theo chức năng 1 khi đang điều trị với tiên lượng sống > 1 năm.

2.3. Nhóm IIb – Mức chứng cứ B

Đối với trường hợp bệnh nhân thường nhập viện, thể chất kém hoặc có bệnh nặng kèm theo, biện pháp cấy máy tạo nhịp phá rung (ICD) sẽ có lợi ích thấp và không chắc chắn. Thậm chí đã có bằng chứng trái ngược mạnh mẽ về hiệu quả điều trị trong một số nghiên cứu.

3. Máy tạo nhịp phá rung ở giai đoạn D

Trong chỉ định điều trị suy tim giai đoạn D, những bệnh nhân không có triệu chứng phân suất tống máu EF ≤ 35% và tiền sử nhồi máu cơ tim thì nên xem xét đặt ICD.

Đối với trường hợp bệnh nhân suy tim giai đoạn cuối, đã được đặt máy chuyển nhịp phá rung, cần biết thông tin về khả năng dừng chế độ phá rung. Bên cạnh đó, bác sĩ nên thảo luận với gia đình về chỉ định tắt máy tạo nhịp phá rung (ICD) nếu có đặt trong chăm sóc bệnh nhân suy tim giai đoạn cuối.

Chống chỉ định (chỉ định nhóm III) các biện pháp tích cực, bao gồm đặt nội khí quản và cấy máy tạo nhịp phá rung, trên bệnh nhân:

Có triệu chứng phân độ suy tim theo chức năng ở mức IV (dù đang nghỉ ngơi hay bất kỳ vận động thể lực nào cũng làm tăng tình trạng mệt mỏi, khó thở,…).Không có khả năng cải thiện lâm sàng bằng các biện pháp này.

Để biết thêm thông tin chi tiết vui lòng truy cập https://thongtinbenh.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *