Đau sỏi thận uống thuốc gì? Đây có lẽ là điều mà mọi người quan tâm nhất. Hãy cùng thongtinbenh.vn giải đáp
Giới thiệu về đau sỏi thận
Cơn đau sỏi thận được mô tả là những cơn đau xuất hiện đột ngột không báo trước, cơn đau dữ dội tỏa từ trong ra ngoài khiến người bệnh vô cùng khó chịu.
Có nhiều nguyên nhân gây sỏi thận, bắt đầu từ quá trình kết tinh, lắng đọng tinh thể trong hệ thống tiết niệu. Theo các chuyên gia, sỏi tiết niệu hình thành có thể do nước tiểu chứa quá nhiều hóa chất, điển hình là canxi, axit uric, cystine… 85% sỏi hình thành từ sự lắng đọng canxi.
Nguyên nhân gây đau sỏi thận
– Uống không đủ nước: Cơ thể không đủ nước để thận bài tiết và nước tiểu quá đặc. Nồng độ tinh thể bão hòa trong nước tiểu.
– Chế độ ăn nhiều muối: Đây là nguyên nhân phổ biến ở người Việt Nam, khẩu vị của người Việt Nam khá mặn. Muối, nước mắm là gia vị quen thuộc hàng ngày… Ăn nhiều muối (NaCl), cơ thể phải tăng đào thải Na+, tăng Ca++ ở ống thận… Do đó dễ hình thành sỏi canxi.
– Chế độ ăn nhiều chất đạm: Chất đạm trong thức ăn làm tăng pH nước tiểu, tăng bài tiết canxi và giảm hấp thu citrate.- Nạp canxi, bổ sung vitamin C sai cách: Chúng ta bổ sung quá nhiều vi chất dẫn đến cơ thể bị dư thừa. Còn Vitamin C khi chuyển hóa thành gốc oxalat. Còn ion Ca++ sẽ cạnh tranh và ức chế hấp thu các ion khác như Ze++, Fe++,… Khi thận quá nhiều, các chất sẽ bị quá tải, tất nhiên sẽ tăng nguy cơ hình thành sỏi đây.
– Hậu quả của các bệnh lý đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày, tiêu chảy… cũng có thể hình thành nên sỏi Oxalat canxi. Tiêu chảy làm mất nước, mất ion Na+K+… lượng nước tiểu giảm; nồng độ oxalat trong nước tiểu tăng cao,… từ đó dễ hình thành sỏi.
– Yếu tố di truyền: Bệnh cũng có thể di truyền trong gia đình. Nguy cơ mắc bệnh ở những thành viên có máu cao hơn bình thường.
– Ở những người bẩm sinh hoặc mắc phải, dị dạng đường tiết niệu gây tắc nghẽn đường tiết niệu như u xơ tuyến tiền liệt, túi thừa trong bàng quang, u xơ tuyến tiền liệt…. Một số bệnh nhân bị chấn thương và không thể di chuyển trong một thời gian dài. Tắc nghẽn đường tiết niệu khiến nước tiểu, lâu ngày tích tụ lại tạo thành sỏi thận.
– Nhiễm trùng đường tiết niệu. Vi khuẩn xâm nhập, gây viêm đường tiết niệu dai dẳng, tạo mủ, lắng đọng các chất bài tiết lâu ngày cũng là nguyên nhân gây sỏi thận.
– Béo phì: Theo 1 số nghiên cứu, nguy cơ mắc bệnh của người béo phì sẽ cao hơn người bình thường.
Triệu chứng của đau sỏi thận
– Tiểu đau, tiểu khó:
Người bệnh đi tiểu khó do sỏi làm tắc nghẽn một bên thận, nguy hiểm hơn bạn còn có thể bị vô niệu tức là không đi tiểu được. Nếu gặp hiện tượng này cần đến ngay bệnh viện để được can thiệp kịp thời; Tránh suy thận cấp hoặc vỡ thận.
– Nước tiểu có máu:
Đau buốt sỏi thận kèm theo tiểu ra máu có thể là do sỏi đã gây tổn thương niêm mạc. Nếu thấy nước tiểu có màu hồng, đỏ, nâu có thể đến bệnh viện để được khám và điều trị kịp thời.
– Nước tiểu có mùi hôi:
Sỏi thận có thể gây viêm đường tiết niệu, chính vì thế nước tiểu sẽ có mùi khó chịu hoặc mùi hôi.
– Nôn hoặc buồn nôn:
Khi sỏi thận phát triển sẽ làm tắc nghẽn niệu quản, cản trở nước tiểu di chuyển ra ngoài. Khi đó, nó sẽ kích thích các dây thần kinh trong dạ dày, ruột sẽ co thắt khiến bạn khó chịu và buồn nôn.
Đau sỏi thận uống thuốc gì?
– Thuốc giãn cơ, chống co thắt:
Một dạng Morphine chống co thắt hoặc giảm đau tiêm tĩnh mạch được dùng để giảm đau do cơn đau quặn thận khi thuốc giảm đau nhẹ không có tác dụng.
– Thuốc giảm đau chống viêm không steroid:
Phòng ngừa bệnh sỏi thận – Đau sỏi thận uống thuốc gì?
– Uống đủ nước: