Ung thư vòm họng triệu chứng ban đầu hãy cùng thongtinbenh tìm hiểu và giải đáp thắc mắc này trong bài viết của chúng tôi nhé
Ung thư vòm họng giai đoạn đầu là gì?
Ung thư vòm họng được phân loại thành 5 giai đoạn, từ giai đoạn 0 đến IV. Giai đoạn đầu, còn được gọi là giai đoạn sớm, bao gồm từ giai đoạn 0 đến III (T1N2), đại diện cho ung thư tại chỗ tại vùng mà chưa di căn sang các vị trí khác.
1. Giai đoạn 0 (Tis, N0, M0):
– Khối u chỉ tập trung ở lớp tế bào trên cùng bên trong vòm họng và chưa phát triển sâu hơn (Tis).
– Ung thư chưa lan đến các hạch (N0) và không di căn đến các bộ phận xa của cơ thể (M0).
2. Giai đoạn I (T1 N0 M0):
– Khối u giới hạn trong vòm họng và có thể lan đến hầu họng hoặc khoang mũi (T1).
– Ung thư chưa lan đến các hạch (N0) và không di căn đến các bộ phận xa của cơ thể (M0).
3. Giai đoạn II (T0 N1 M0, hoặc T1 N1 M0, hoặc T2 N0 M0 hoặc N1 M0):
– Khối u nằm trong vòm họng và có thể lan đến hầu họng hoặc khoang mũi (T1) hoặc lan đến vùng họng nhưng không xa hơn (T2).
– Ung thư đã lan đến một hoặc nhiều hạch ở một bên cổ hoặc di căn đến các hạch một bên/hoặc hai bên ở phía sau họng, nhưng không có hạch nào lớn hơn 6cm theo chiều ngang (N1).
– Ung thư chưa di căn đến các bộ phận xa của cơ thể (M0).
4. Giai đoạn II (T2, N0 hoặc N1, M0):
– Khối u đã phát triển vào vùng xung quanh họng, nhưng không vào xương (T2).
– Ung thư chưa lan đến các hạch lân cận (N0) hoặc đã lan đến một hoặc nhiều hạch ở một bên cổ hoặc di căn đến các hạch một bên/hoặc hai bên ở phía sau họng, nhưng không có hạch nào lớn hơn 6cm theo chiều ngang (N1).
– Ung thư chưa di căn đến các bộ phận xa của cơ thể (M0).
5. Giai đoạn III (T0 hoặc T1, N2, M0):
– Khối u nằm trong vòm họng và có thể lan đến hầu họng hoặc khoang mũi (T1).
– Ung thư đã lan đến các hạch ở cả hai bên cổ, không hạch nào lớn hơn 6cm theo chiều ngang (N2).
– Ung thư chưa di căn đến các bộ phận xa của cơ thể (M0).
Ung thư vòm họng triệu chứng ban đầu là gì
Giai đoạn đầu của ung thư vòm họng thường không có các triệu chứng rõ ràng, điều này thường dễ bị nhầm lẫn với các bệnh viêm mũi họng thông thường, làm cho việc chẩn đoán bệnh ung thư vòm họng trở nên khó khăn. Nổi hạch ở cổ có thể xuất hiện và là một biểu hiện của ung thư vòm họng giai đoạn đầu ở nhiều bệnh nhân.
Các triệu chứng của ung thư vòm họng giai đoạn đầu có thể bao gồm:
– Đau khi nuốt hoặc khó khăn khi nuốt;
– Đau tai, viêm tai giữa, ù tai, có thể dẫn đến giảm thính lực;
– Đau họng hoặc ho kéo dài;
– Nổi hạch ở cổ, có thể đi kèm với sưng đau hoặc không;
– Thay đổi giọng nói, đặc biệt là giọng khan hoặc nói không rõ ràng;
– Chảy mũi kéo dài, có thể có màu sắc đặc biệt, máu, hoặc mủ;
– Khò khè có máu, mủ, và các triệu chứng khác.
Tiên lượng sống của ung thư vòm họng giai đoạn đầu
Tỷ lệ sống sót của một loại bệnh ung thư có thể hiểu một cách đơn giản là tỷ lệ phần trăm những người mắc bệnh đó vẫn sống trong một khoảng thời gian nhất định, thường là 5 năm, sau khi được chẩn đoán và điều trị. Mặc dù tỷ lệ này không cung cấp thông tin cụ thể về tuổi thọ của từng cá nhân, nhưng nó giúp đánh giá khả năng thành công của quá trình điều trị. Việc chẩn đoán bệnh ung thư ở giai đoạn sớm thường đi kèm với khả năng điều trị hiệu quả cao và do đó, tỷ lệ sống sót tăng lên.
Ví dụ, bệnh nhân mắc ung thư vòm họng giai đoạn đầu thường có tỷ lệ sống sót trong vòng 5 năm khoảng 60-75%, trong khi bệnh nhân ở giai đoạn IV thường có kết quả kém hơn, với tỷ lệ sống sót trong 5 năm thường dưới 40%. (2)
Chuẩn đoán và điều trị bệnh
Chẩn đoán sớm ung thư vòm họng giai đoạn đầu đòi hỏi sự kết hợp của nhiều phương pháp tầm soát và chẩn đoán. Khi có nghi ngờ về bệnh ung thư vòm họng, bác sĩ có thể thực hiện các bước sau:
1. Thu thập thông tin:
– Hỏi tiền sử bệnh của bệnh nhân và gia đình để xác định các yếu tố rủi ro và tiền đạo.
– Đánh giá lối sống và dinh dưỡng, các yếu tố có thể ảnh hưởng đến nguy cơ phát triển ung thư vòm họng.
2. Nội soi tai mũi họng:
– Sử dụng nội soi để kiểm tra kỹ lưỡng vùng vòm họng và phát hiện sự biến đổi có thể là dấu hiệu của ung thư.
3. Hình ảnh y học:
– Chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc PET/CT để xác định vị trí và kích thước của khối u.
– Sử dụng chụp cộng hưởng từ (MRI) để có hình ảnh chi tiết về cấu trúc xung quanh vòm họng.
4. Sinh thiết qua nội soi tai mũi họng:
– Lấy mẫu u hoặc tổn thương bất thường thông qua nội soi tai mũi họng để phân loại lành hay ác tính, hỗ trợ chẩn đoán ung thư.
Sau khi chẩn đoán, bệnh nhân ung thư vòm họng giai đoạn đầu thường được đề xuất phác đồ điều trị kết hợp xạ trị và hóa trị. Phương pháp này được áp dụng dựa trên giai đoạn của bệnh, tình trạng khối u và di căn hạch. Sử dụng thuốc hóa trị như Cisplatin, Carboplatin, 5-FU, Docetaxel, Gemcitabine, Capecitabine có thể kết hợp với xạ trị.
Các nghiên cứu cho thấy hóa xạ trị đồng thời giúp cải thiện kết quả điều trị, mặc dù cần cân nhắc kỹ lưỡng với tác dụng phụ. Trong trường hợp còn hạch cổ sau hóa xạ trị, phẫu thuật có thể được xem xét để lấy bỏ hạch và kiểm soát tốt hơn tình trạng bệnh.
Nguồn: internet
Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ thongtinbenh để được tư vấn 24/7