Bệnh tim do thiếu máu cục bộ

Bệnh tim do thiếu máu cục bộ

Bệnh tim do thiếu máu cục bộ hãy cùng thongtinbenh tìm hiểu và giải đáp thắc mắc này trong bài viết của chúng tôi nhé

Bệnh tim do thiếu máu cục bộ là gì?

Bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ là trạng thái mà lưu lượng máu đến cơ tim giảm, dẫn đến việc cơ tim không nhận đủ lượng oxy cần thiết. Bệnh thường xảy ra khi động mạch vành bị tắc nghẽn một phần hoặc toàn bộ, làm giảm lưu thông máu.
Tình trạng này có thể dẫn đến giảm khả năng bơm máu của cơ tim và có thể gây ra đau tim hoặc các vấn đề nghiêm trọng về nhịp tim.
Bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ có hai dạng chính: thiếu máu cục bộ cấp tính và thiếu máu cục bộ mạn tính.
– Thiếu máu cục bộ cấp tính: Đây là tình trạng xảy ra khi một trong những động mạch vành của cơ tim bị tắc nghẽn đột ngột. Tình trạng này có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực hoặc các vấn đề nghiêm trọng về nhịp tim.
– Thiếu máu cục bộ mạn tính: Đây là bệnh động mạch vành ổn định, thường biểu hiện dưới dạng đau thắt ngực ổn định. Đau thắt ngực ổn định là cảm giác đau ngực khi người bệnh tăng cường hoạt động. Cơn đau thường chỉ kéo dài trong thời gian ngắn và giảm dần khi người bệnh nghỉ ngơi. Đây là dạng bình thường của tình trạng xơ vữa động mạch vành. Trong quá trình hoạt động, một số mảng xơ vữa có thể nứt, gây hẹp hoặc tắc nghẽn mạch đột ngột, dẫn đến hội chứng vành cấp (acute coronary syndrome). Hội chứng vành cấp khi được kiểm soát được coi là bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính hoặc đau thắt ngực ổn định.
Bệnh tim do thiếu máu cục bộ
Bệnh tim do thiếu máu cục bộ

Nguyên nhân và triệu chứng gây bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ

Nguyên nhân gây bệnh thiếu máu cục bộ của cơ tim:
Bệnh xơ vữa động mạch: Đây là nguyên nhân chính gây ra bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ. Xơ vữa động mạch là tình trạng khiến các động mạch nuôi tim bị hẹp, gây ra sự giảm lưu lượng máu và oxy đến cơ tim.
Hình thành cục máu đông: Các mảng xơ vữa động mạch có thể vỡ và tạo thành các cục máu đông, gây tắc nghẽn động mạch và dẫn đến thiếu máu cục bộ đột ngột và đau tim.
Co thắt động mạch vành: Một số trường hợp có thể xảy ra co thắt tạm thời trong động mạch vành, làm giảm hoặc ngăn chặn lưu lượng máu đến một phần của cơ tim trong thời gian ngắn.
Các yếu tố nguy cơ khác: Bao gồm gắng sức, căng thẳng, thời tiết khắc nghiệt, hút thuốc lá, lạm dụng chất kích thích, ăn quá no, và các yếu tố khác.
Triệu chứng của bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ:
Một số người có thể không có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào, được gọi là tim thiếu máu cục bộ thầm lặng. Tuy nhiên, phần lớn bệnh nhân khi mắc bệnh thường trải qua các triệu chứng sau:
– Đau thắt ngực.
– Đau lan lên cổ hoặc hàm.
– Đau lan ra vai hoặc cánh tay.
– Nhịp tim nhanh.
– Khó thở khi hoạt động thể chất hoặc lao động gắng sức.
– Buồn nôn và ói mửa.
– Toát mồ hôi.
– Mệt mỏi.

Phương pháp chuẩn đoán bệnh 

Để xác định bệnh tim thiếu máu cục bộ, các bác sĩ thường tiến hành một loạt các kiểm tra lâm sàng và thu thập bệnh sử. Ngoài ra, họ có thể yêu cầu các xét nghiệm bổ sung như sau:
– Điện tâm đồ (ECG): Sử dụng điện cực gắn trên da để ghi lại hoạt động điện của tim. Điều này giúp phát hiện các biến đổi trong hoạt động điện của tim, cho thấy có dấu hiệu của tổn thương tim.
– Thử nghiệm gắng sức: Quan sát nhịp tim, huyết áp và nhịp thở khi người bệnh tập thể dục trên máy chạy bộ hoặc xe đạp cố định. Việc tập thể dục làm tăng cường hoạt động của tim, giúp phát hiện các vấn đề tim mà người bệnh có thể không nhận ra trong điều kiện bình thường.
– Siêu âm tim: Sử dụng sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh video về hoạt động của tim, giúp xác định tổn thương và hoạt động không bình thường trong một vùng cụ thể của tim.
– Siêu âm tim gắng sức: Thực hiện sau khi người bệnh gắng sức, tương tự như siêu âm tim thông thường nhưng sau khi thực hiện một loạt hoạt động gắng sức.
– Chụp CT tim: Xác định sự tích tụ canxi trong động mạch vành, một dấu hiệu của chứng xơ vữa động mạch vành. Cung cấp hình ảnh rõ ràng về động mạch tim thông qua chụp mạch vành CT.
Các xét nghiệm này giúp bác sĩ đưa ra đánh giá chính xác về tình trạng tim và đưa ra quyết định điều trị phù hợp.
Nguồn: internet
Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ thongtinbenh để được tư vấn 24/7

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *